Trong những năm gần đây thì xu hướng trang trí nội thất sử dụng ốp trần gỗ nhựa ngày càng được nhiều người ưa chuộng với ưu điểm chịu nước và chống ẩm tốt. Tuy nhiên, cũng không ít người khá băn khoăn nên lựa chọn ốp trần gỗ tự nhiên hay là ốp trần gỗ nhựa chịu nước sẽ tốt. Vì vậy, hãy cùng Nội thất gỗ nhựa AHM tìm hiểu sự khác nhau giữa 2 loại ốp trần này thông qua bài viết dưới đây.
Tóm tắt nội dung
Giới thiệu chi tiết về ốp trần gỗ nhựa chịu nước và ốp trần gỗ tự nhiên
Ốp trần gỗ là vật liệu được sử dụng phổ biến trong thiết kế trang trí nội thất khu vực trần nhà. Ốp trần có nhiều loại nhưng với những người ưa thích không tự nhiên thì sẽ thường sẽ ưu tiên lựa chọn ốp trần gỗ. Trong đó, ốp trần gỗ được chia thành 2 loại là trần gỗ tự nhiên và ốp trần gỗ nhựa.
Ốp trần gỗ tự nhiên được làm từ các loại gỗ phổ biến như gỗ sồi, gỗ thông, gỗ dầu, gỗ keo…. Với màu sắc sang trọng đặc trưng của gỗ tự nhiên, ốp trần gỗ tự nhiên thường được dùng cho những không gian trang trọng như phòng ngủ, phòng khách hay khách sạn, nhà hàng….
Ốp trần gỗ nhựa làm từ bột gỗ kết hợp với nhựa PVC và một số chất phụ gia đặc biệt tạo thành. Gỗ nhựa được sản xuất trên công nghệ cao có vẻ đẹp không thua kém gì so với gỗ tự nhiên.
Sự khác biệt của ốp trần gỗ nhựa chịu nước và ốp trần gỗ tự nhiên
Về tính thẩm mỹ
Ốp trần gỗ tự nhiên đem đến vẻ đẹp tự nhiên, tinh tế hơn và sang trọng hơn với ốp trần gỗ nhựa chịu nước. Tuy nhiên, ốp trần gỗ nhựa lại có ưu thế hơn vì có các mẫu đa dạng từ màu sắc, kiểu dáng đến kích thước nên xét về tính thẩm mỹ thì hoàn toàn không thua kém so với gỗ tự nhiên cả.
Về độ bền
Ốp trần gỗ nhựa có tính chịu được nước và chống ẩm tốt hơn so với ốp trần gỗ tự nhiên. Nên vật liệu này sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi mối mọt và ẩm mốc kể cả dưới những tác động môi trường ẩm ướt.
Đồng thời, nếu bạn sử dụng những loại gỗ cao cấp như gỗ sồi, teak, pơ mu… mà bảo quản đúng cách thì tuổi thọ của nó có thể lên đến 20 30 năm. Nhưng với các dòng gỗ phổ thông giá rẻ khác thì tuổi thọ của chúng chỉ từ 5 -10 năm.
Còn với gỗ nhựa composite thì tuổi thọ của sản phẩm thường khoảng từ 10 năm trở lên. Nếu vệ sinh và sử dụng đúng cách thì hoàn toàn có thể sử dụng được đến 15 năm.
Sự khác biệt về chi phí
Với gỗ tự nhiên, để có được các sản phẩm ốp trần thì bạn sẽ phải đầu tư rất nhiều cho việc mua vật liệu, vận chuyển, thi công lắp đặt sản phẩm. Bên cạnh đó, chi phí bảo dưỡng sản phẩm hàng năm cũng không hề ít.
Đối với ốp trần gỗ nhựa thì giá thành lại rẻ hơn rất nhiều với ốp trần gỗ tự nhiên. Đồng thời, vật liệu này có trọng lượng khá nhẹ nên việc thi công và lắp đặt cũng rất dễ dàng và nhanh chóng. Giúp các bạn tiết kiệm được rất nhiều chi phí.
Lợi ích của việc dùng ốp trần gỗ nhựa chịu nước
Đa dạng về các mẫu mã: Ốp trần gỗ nhựa chịu nước được làm với nhiều kiểu dáng, màu sắc cùng các hoa văn khác nhau. Điều này giúp các bạn có nhiều sự lựa chọn phù hợp hơn so với phong cách thiết kế và sử dụng của không gian nội thất.
Chống thấm nước: Ốp trần gỗ nhựa chịu nước có tính chống thấm nước, không bị ảnh hưởng của độ ẩm và nước. Điều này giúp giảm thiểu những tác động xấu của nước với không gian nội thất và bảo vệ sức khỏe, an toàn cho người sử dụng.
Chống mối mọt: Với thành phần làm từ nhựa tổng hợp nên ốp trần gỗ nhựa chịu nước có tính chống mối mọt, không bị phân hủy được hoặc bị tác động bởi côn trùng gây hại. Điều này giúp sản phẩm kéo dài tuổi thọ và giảm thiểu chi phí bảo trì cho không gian nội thất.
Độ bền cao: Ốp trần gỗ nhựa chịu nước có độ bền cao hơn, không bị cong vênh, không bị biến dạng hoặc phai màu với điều kiện khí hậu thay đổi. Điều này giúp cho không gian nội thất của bạn luôn giữ được sự mới mẻ và đẹp mắt trong thời gian dài.
Dễ dàng vệ sinh: Ốp trần gỗ nhựa chịu được nước không bám bụi, không bám dính vết bẩn hay dầu mỡ, nên dễ dàng để vệ sinh và lau chùi.
Kết luận
Bài viết trên đây Nội thất gỗ nhựa AHM đã giúp bạn hiểu thêm về sự khác nhau giữa ốp trần gỗ nhựa chịu nước và ốp trần gỗ tự nhiên. Liên hệ ngay với chúng tôi nếu các bạn muốn làm đại lý, nhà phân phối gỗ nhựa composite nhé.
>> Xem thêm: Tại sao nên sử dụng gỗ nhựa chịu nước trong thiết kế nội thất ?